Ngực bị rạn là một tình trạng hay gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù nó không gây nguy hiểm nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ được nguyên nhân để có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân ngực bị rạn
Ngực bị rạn là hệ quả cơ thể bị tăng kích thước quá nhanh khiến làn da không kịp đàn hồi. Dẫn đến tình trạng da giãn quá mức và tạo thành các vết rạn. Vết rạn này sẽ không gây nguy hiểm nhưng khiến nhiều người mất tự tin.
Ngực bị rạn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Thay đổi cân nặng đột ngột
Có thể nói rằng, đây là một trong những nguyên nhân làm cho ngực bị rạn thường gặp nhất. Thông thường, khi tăng cân thì vòng 1 là vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Khi trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ khiến sự đàn hồi của làn da không có khả năng đáp ứng kịp. Vì vậy, khi da giãn quá mức sẽ gây ra tổn thương và làm rách lớp hạ bì. Từ đó hình thành nên những vết rạn xấu xí.
Theo như các chuyên gia khi bạn tăng cân bao nhiêu thì các vết rạn sẽ xuất hiện bấy nhiêu. Nhất là ở vùng ngực bởi đây là nơi tập trung nhiều mô mỡ nhất.
Rạn da ngực ở tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, dù không sở hữu cân nặng quá khổ nhưng nhiều người vẫn gặp tình trạng ngực bị rạn. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, cơ thể sẽ tăng trưởng nhanh về cả chiều cao và cân nặng.
Cùng với đó là sự thay đổi về nội tiết sẽ khiến làn da của bạn không kịp thích nghi. Gây ra tổn thương trên da và dẫn đến những vết rạn xuất hiện. Hơn thế nữa, cùng với da bị rạn thì bạn cũng có thể xuất hiện một số thay đổi khác như: lông phát triển, kinh nguyệt.
Ngực bị rạn ở tuổi dậy thì là điều rất khó để tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng mà hãy kiểm soát trọng lượng của cơ thể ở mức cân đổi.
Rạn ngực khi mang thai
Mang thai là thời điểm nhạy cảm khiến nhiều phụ nữ lo lắng về tình trạng rạn da. Những vết rạn này không chi xuất hiện ở vùng bụng mà trên vùng ngực cũng rất khó tránh khỏi.
Khoảng 2 tháng sau khi mang thai, ngực của người mẹ sẽ bắt đầu phát triển. Nguyên nhân chính là do các hormone nữ giới trong cơ thể đang tăng dần lên. Và từ tháng thứ 3 ngực sẽ có sự thay đổi rõ ràng về kích thước đôi khi còn gây ra cảm giác đau tức.
Cùng với sự tăng trưởng đột ngột của ngực sẽ dẫn đến tình trạng rạn da. Và những vết rạn ở vùng ngực do mang thai gây ra sẽ có màu đỏ thay vì màu trắng như ở các vùng khác.
Rạn ngực sau khi sinh
Ngực bị rạn sau khi sinh là tình trạng chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Nguyên nhân này là do trong thời gian mang thai và cho con bú, kích thước của bầu ngực tăng lên quá nhanh làm cho làn da mỏng manh trước ngực không kịp thích nghi dẫn đến các mô liên kết bị phá vỡ tạo ra các vết rạn. Ban đầu, vết rạn này sẽ có màu đỏ hoặc hồng nhưng theo thời gian nó sẽ chuyển sang màu trắng đục, sáng hơn so với màu da.
Tuy không gây ra nguy hiểm đến sức khỏe nhưng những vết rạn sẽ khiến cho “núi đôi” trở nên xấu xí, kém hấp dẫn. Người bị rạn thường sẽ có tâm lý mặc cảm, tự ti với ngoại hình và ngại gần gũi với chồng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, ngực bị rạn có thể sẽ liên quan đến một số yếu tố sau:
- Di truyền: Nếu người thân cận huyết của bạn có tình trạng rận da ở ngực thì nguy cơ bạn mắc phải sẽ cao hơn
- Mất cân bằng hormone: Điều này sẽ khiến cho elastin cùng với collagen bị rách ở vùng da kéo căng. Từ đó, ngực bị rạn được hình thành
- Mất nước: Sự thiếu hụt nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến làn da ở vùng ngực. Nó sẽ khiến cho da bị khô và giảm đàn hồi
- Sử dụng thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ. Từ đó sẽ gây ra ngực bị rạn ngay cả khi bạn không mang thai hay tăng cân đột ngột
Cách khắc phục rạn da ở ngực
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đến làn da. Nước sẽ tăng cường độ ẩm cho da và đảm bảo sự đàn hồi và bảo vệ làn da.
Mỗi ngày bạn nên cung cấp cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước. Bên cạnh sử dụng nước lọc bạn cũng nên sử dụng nước ép hoa quả tươi nguyên chất không đường.
Massage với tinh dầu
Massage cũng là một giải pháp an toàn và đơn giản để đáp ứng các vấn đề vè sức khỏe. Trong đó, massage với tinh dầu sẽ cải thiện tình trạng rạn da ở ngực tốt nhất được nhiều người áp dụng.
Việc xoa bóp sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông đồng thời sản sinh ra collagen tự nhiên. Nhờ đó, những tổn thương bên dưới lớp da sẽ được phục hồi nhanh chóng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp vết rạn ở ngực mờ dần đi.
Kiểm soát tốt cân nặng
Sự tăng giảm cân nặng quá đột ngột cũng là yếu tố gây nên ngực bị rạn. Chính vì thế, bạn cần kiểm soát cân nặng mình thật tốt để cải thiện tình trạng rạn da.
Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt tập luyện hợp lý để duy trì cân nặng ở mức cần thiết.
Điều trị y tế
Nếu như tình trạng ngực bị rạn không được cải thiện khi sử dụng các giải pháp tại nhà thì bạn có thể đến gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án phù hợp với bạn.
Thông thường, bạn sẽ được chỉ định sử dụng các loại kem bôi ngoài da như: tretinoin, gel silicon, trofolastin, alphastria,… Những loại kem này bạn nên dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ cũng có thể cân nhắc một số giải pháp khác như: laser, liệu pháp cảm ứng collagen, PRP,..
Tình trạng ngực bị rạn mặc dù rất phổ biến nhưng vẫn có thể khắc phục được nều biết cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu nguyên nhân và điều trị tình trạng này nhé!